Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Mẹo trị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi hiệu quả

 Có hơn 50% số người trên 50 tuổi mắc chứng tiểu đêm. Bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi khiến giấc ngủ bị gián đoạn, phải thức dậy nhiều lần. Căn bệnh này đặc biệt phiền toái khi gặp ở những người già bị thêm chứng mất ngủ, khó ngủ, làm cho cơ thể luôn tiều tuỵ, uể oải và mệt mỏi. Vậy nguyên nhân gì khiến người cao tuổi hay bị tiểu đêm cũng như làm thế nào để khắc phục bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi hiệu quả, mời bạn cùng xem nhé.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Tiểu đêm là tình trạng đi tiểu nhiều lần, tức nhiều hơn 300ml vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nếu người trưởng thành đi tiểu nhiều hơn 2 lần vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu cho biết chức năng sinh lý của cơ thể có vấn đề hoặc do mắc một số bệnh lý liên quan đến thận. Bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra và cụ thể chia thành 2 nhóm: bệnh lý và sinh lý.

Bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Bệnh về thận là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi: Các bệnh lý xảy ra ở thận như sỏi thận, bể thận, suy thận, thận yếu… có thể gây tiểu đêm nhiều, cơ thể suy nhược.

  • Viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị viêm nhiễm ngoài triệu chứng tiểu đêm còn kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt hoặc tiểu ra máu.

  • Cao huyết áp: Sử dụng nhiều loại thuốc để ổn định đường đường huyết, hạ huyết áp thường có tác dụng lợi tiểu, kích thích gây tiểu đêm.

  • Bàng quang tăng hoạt/bàng quang kích thích (OAB): Đây là bệnh lý hàng đầu gây ra bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi và cả những lứa tuổi khác. Khi mắc bệnh này, bàng quang vô cùng nhạy cảm, co bóp liên tục kể cả chưa đầy nước tiểu gây tiểu nhiều lần cả ngày đêm.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Lão hóa: Cơ thể con người lão hóa theo thời gian. Khi bước vào tuổi già, khả năng sản xuất hormon chống bài niệu của cơ thể đã suy giảm, lượng nước tiểu sẽ tăng lên, nhất là khi về đêm. Cùng với đó là tình trạng cơ thắt bàng quang bị lỏng lẻo, suy yếu khiến việc giữ nước tiểu ở bàng quang càng khó khăn hơn gây ra bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi.

  • Lối sống thiếu khoa học: Nguyên nhân này ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tiểu đêm 

Các thói quen như uống nước nhiều vào buổi tối, uống nước trước khi đi ngủ. Hoặc uống bia rượu, chất kích thích… lợi tiểu sẽ kích thích bàng quang, gây tiểu đêm.

Ăn uống thất thường, nghỉ ngơi không hợp lý làm cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng khó. Lúc này thận phải làm việc nhiều hơn kéo theo lượng nước tiểu sản sinh ra nhiều hơn.

Tiểu đêm nhiều gây mất ngủ khiến người già luôn mệt mỏi, suy nhược và còn có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý trong đó có đột quỵ, bạn cần phải hết sức quan tâm nhé.

Nỗi khổ bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Cách điều trị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Khi người thân bị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi do bệnh lý, bạn nên sớm đưa người thân đi thăm khám để có thể khắc phục sớm nhất. Với những trường hợp tiểu đêm do sinh lý gây ra, bạn cần giúp người thân thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Không hút thuốc lá, uống nước, uống bia rượu, cà phê, trà trước khi đi ngủ. Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối.

  • Trước khi đi ngủ nên đi tiểu

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để ngủ ngon và sâu giấc hơn

  • Hạn chế ăn những món canh rau lợi tiểu như canh bí…

  • Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đúng giờ trong ngày

>>> Xem thêm những tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại: https://camnangsuckhoemoinha.blogspot.com/2020/04/tu-van-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi.html

Những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian có thể hỗ trợ cho việc khắc phục chứng bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi:

Bài thuốc dân gian dành cho bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi

  • Hãm trà các vị phá cố chỉ, ích trí nhân, xà sàng tử, thỏ ty tử, khiếm thực, kim anh tử, tiểu hồi hương, cam thảo uống trong ngày.

  • Bầu dục lợn hầm khiếm thực đủ gia vị ăn trong 7 ngày

  • Ăn nóng xương sống lợn có tủy hầm nhừ với hạch đào nhân và đỗ trọng

  • Sử dụng giá đỗ bằng cách rửa sạch, đun sôi với nước, chắt lấy nước uống vừa bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giảm áp lực lên thận.

  • Râu ngô và kim thảo: Sắc lấy nước uống hàng ngày

  • Nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trực tiếp mỗi ngày cũng rất có ích để cải thiện bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi.

Ngoài ra, đối với một số người lớn tuổi có kèm một số bệnh, gặp hạn chế trong vấn đề đi lại, thì tiểu đêm rất dễ gây đến những nguy hiểm như trượt té mà người thân không hay biết. Chính vì vậy, trong trường hợp này, nên cân nhắc xem có nên dùng tã giấy cho người lớn để hỗ trợ vệ sinh cho những người mắc chứng tiểu đêm.

Qua những chia sẻ trên hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi và cách khắc phục để người thân có thể sống vui khoẻ hơn mỗi ngày nha.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.